Noi gương Bác tự soi, tự sửa góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh
Tự soi là tự nhìn lại mình, nhất là
nhìn thấy những hạn chế, tồn tại, thiếu sót trong cả tư tưởng, tư cách, phẩm
chất, năng lực, đạo đức, sinh hoạt của bản thân. Trong từ “soi”, luôn hàm ý
phải nhìn cho kỹ, cho rõ, cho thấu đáo, như kiểu “vạch lá tìm sâu” để nhận ra
những điều chưa tích cực. Tự soi phải vượt qua được tâm lý “vo tròn” hoặc “tự
mãn”, kể cả thái độ “mình thì luôn tốt” hoặc “mình cơ bản tốt”.
Tự soi, tự sửa chính là thường xuyên tự phê bình, tự điều chỉnh
mình như thói quen “rửa mặt hằng ngày”, bao gồm soi, sửa về nhận thức, hành
động, về đạo đức lối sống, tác phong lề lối làm việc. So với tự phê bình thì tự
soi, tự sửa có phạm trù rộng hơn, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức rõ
năng lực, thế mạnh của bản thân để tiếp tục phát huy, mang tính tự giác cao độ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình là thật thà nhận, công khai nhận trước
mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa; đồng thời đó là
nêu ra ưu điểm và vạch ra khuyết điểm của mình. Tự phê bình để làm cho tư tưởng
và hành động của mọi người được đúng đắn. Như vậy, tự phê bình là nhận cho rõ
các ưu điểm để phát huy, để lan tỏa nhưng phần quan trọng hơn là nhìn thấy các
hạn chế, khuyết điểm của mình để khắc phục.
Tự soi là một trong những cách quan trọng để tự rèn luyện thói
quen tích cực, tư cách, đạo đức của mỗi người. Trên tinh thần tự soi, bản thân
phải chủ động, tích cực sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm, cả về tư tưởng,
nhận thức, thái độ, tư cách, đạo đức, phong cách… Việc sửa chữa có nhiều cách
nhưng trước hết phải tự sửa bằng tinh thần cầu thị, quyết liệt, trách nhiệm.
Chỉ có tự sửa chữa của bản thân mới mang tính toàn diện, đầy đủ, cụ thể, bởi
chính bản thân mới thấy rõ điều gì cần sửa và sửa như thế nào.
Muốn tự soi, tự sửa có chất lượng thì chi bộ phải tạo môi trường
để cán bộ, đảng viên có điều kiện để bộc lộ hết các ưu điểm, yếu điểm trong các
kỳ sinh hoạt hằng tháng. Cần phải dũng cảm vượt qua được cái tôi để chấp nhận
các thiếu sót, khuyết điểm của mình. Nếu không thẳng thắn, trung thực trong
nhận khuyết điểm thì không thể sửa chữa được; cần có thái độ cầu thị quyết tâm
cao để tự chiến thắng bản thân. Tránh tình trạng một số đồng chí cũng nhận ra
thiếu sót, sai lầm của mình nhưng lại đổ cho khách quan, do điều kiện ngoại
cảnh mang lại, hoặc đổ lỗi cho cấp dưới, quy trách nhiệm cho tập thể. Do vậy,
tự soi, tự sửa phải tạo ra môi trường tốt để thực hiện. Đây là trách nhiệm của
các tổ chức cơ sở đảng. Chi bộ là nơi cán bộ, đảng viên hằng ngày tiếp xúc với
nhau, đối diện với nhau, mọi mặt xấu, tốt đều dễ nhận thấy. Nếu trong sinh hoạt
chi bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ luôn được coi trọng, người đứng đầu cấp ủy
thực sự gương mẫu, một tập thể cấp ủy đoàn kết thống nhất, đội ngũ đảng viên
luôn chân thành, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm lẫn nhau trên tinh thần
thương yêu đồng chí thì mọi khuyết điểm dù nhỏ nhất cũng được mổ xẻ để giúp
nhau cùng tiến bộ. Môi trường lành mạnh thì đảng viên cũng không sợ nói ra
khuyết điểm, thiếu sót để mọi người giúp đỡ, tiến bộ, trưởng thành hơn trong
công tác và đời sống. Việc tự soi, tự sửa phải thực hiện công bằng, khách quan,
bình đẳng, không xuê xoa, dễ người, dễ ta hoặc trên nặng, dưới nhẹ, để dây dưa
kéo dài…
Thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI, XII) và Kết luận số 21-KL/TW của BCH Trung ương (khóa
XIII) gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, Chi bộ Kế hoạch,
Kinh doanh thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và có trọng tâm, trọng điểm, qua
đó giúp cho cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao nhận thức, hành động, phát
huy tốt vai trò nêu gương và nhận diện rõ hơn những biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ để phòng, tránh có hiệu quả; nâng cao nhận thức, trách nhiệm,
quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của cấp ủy, cán bộ, đảng
viên, trong thực hiện Kết luận 21, tạo bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết
thực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc nghiêm túc “tự soi, tự sửa”
đang góp phần xây dựng tập thể chi bộ đoàn kết, thống nhất và hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Thời gian qua, Chi bộ Kế hoạch - Kinh doanh triển khai, thực hiện
các văn bản của Trung ương, Đảng ủy Công ty về “Tự soi, tự sửa” đến tất cả cán
bộ, đảng viên thực hiện, từ đó nhận thức của cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc “tự soi, tự sửa” được nâng lên; nhận biết rõ hơn, đầy
đủ hơn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đồng thời, giúp cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý rà soát lại chức trách, nhiệm vụ, lĩnh
vực công tác; kiểm điểm, nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến trách nhiệm của bản thân.
Có thể thấy, việc “tự soi, tự sửa” ở chi bộ đã và đang phát huy
cao tính dân chủ, tự giác, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng chi
bộ trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đoàn kết trong Đảng và hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao.
Các đảng viên ở chi bộ Kế hoạch - Kinh doanh thuộc Đảng bộ Công ty
Cổ phần Ngân Sơn đều “tự soi, tự sửa” trong mỗi hành động, việc làm hằng ngày
để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Trên tinh thần “dân chủ, thẳng thắn,
trách nhiệm cao”, “nói rõ sự thật, nhìn thẳng vào sự thật”, những mặt hạn chế
của tất cả các đảng viên được chi bộ nhận xét, đóng góp ý kiến. Việc thực hiện
“tự soi, tự sửa” gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ của tập thể, cán bộ, đảng viên;
gắn với công việc hằng ngày, với tác phong làm việc, thái độ ứng xử, đạo đức
công việc của mỗi cán bộ, đảng viên,... chi bộ và từng đảng viên đều tự nhận
diện những mặt tồn tại, hạn chế để cam kết khắc phục; hằng tháng, sinh hoạt chi
bộ đều đề cập, đánh giá việc khắc phục tồn tại hạn chế đó, qua đó tạo được sự
chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động của mỗi cán bộ, đảng
viên.
Tại các buổi sinh hoạt chủ đề cũng giúp mỗi cán bộ, đảng viên
trong Chi bộ Kế hoạch - Kinh doanh tự kiểm điểm, tự soi lại mình, cái gì tốt
thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, tự sửa chữa. “Tự soi, tự
sửa” là việc làm của cá nhân, của chính mình. Đó là việc đấu tranh quyết liệt
với cái tôi của bản thân. “Soi
đúng thì sẽ sáng hơn, sửa đúng thì sẽ đẹp hơn. Tự soi, tự sửa khó nhưng không
phải không làm được”.
Sinh hoạt chuyên đề tuyên truyền giới
thiệu cuốn sách đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng chống tham
nhũng.
Từ việc tự soi, tự sửa đã giúp cho
Chi bộ đạt được hiệu quả cao trong công việc. Công tác lãnh đạo chiến
lược được hoạch định phân tích, đánh giá thường xuyên, liên tục đem lại hiệu
quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác xuất nhập khẩu hàng hóa đem
lại hiệu quả cao và điều tiết tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu kịp
thời tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông trên thị trường rộng lớn hơn.
Công tác giao nhận hàng hóa đảm bảo nhanh chóng đúng tiến độ và hoàn hảo nhất
mang lại sự tin tưởng cho đối tác của Công ty. Công tác tạo mẫu phát triển sản
phẩm mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Công tác đối ngoại, chăm sóc khách
hàng nhiệt tình, chu đáo giúp cho khách hàng cảm thấy thoái mái và hài lòng khi
đến với Công ty. Năm 2023, Chi bộ đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Để việc “Tự soi, tự sửa” trở thành việc làm thường xuyên, góp phần
xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, Chi bộ Kế hoạch - Kinh doanh chỉ
đạo triển khai thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục
triển khai, quán triệt và tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa
của việc tổ chức đợt sinh hoạt chính trị “Tự soi, tự sửa” nhằm nâng cao
nhận thức của cán bộ, đảng viên, phát huy dân chủ, vai trò nêu gương
người đứng đầu, nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm “tự soi, tự
sửa” của từng cán bộ, đảng viên thực hiện đầy đủ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp
được đề ra Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, gắn với
thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh.
Chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt tư tưởng chính trị trong
sinh hoạt chi bộ; qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác, chủ
động của cán bộ, đảng viên, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm
cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; phát huy vai trò tiền phong.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng
nghiêm túc, chặt chẽ, đạt hiệu quả thiết thực; thực hiện tốt chức năng
giám sát để góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch,
vững mạnh.
Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được tiến hành nghiêm
túc, thực chất. Hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ. Khắc
phục tình trạng xuê xoa, nể nang và lợi dụng dịp này để “đấu đá”, “hạ
bệ” nhau với những động cơ không trong sáng. Kiểm điểm tự phê bình và phê
bình, “tự soi, tự sửa” phải đồng bộ với công tác cán bộ, là cơ sở quan trọng để
đánh giá và bố trí cán bộ. Qua sinh hoạt, nếu có các biểu hiện bất thường, cần
tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời.
Thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên hàng
năm, trong đó, chú trọng đưa nội dung “tự
soi, tự sửa” vào đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên cuối năm.
Là một đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Kế hoạch - Kinh doanh, bản
thân tôi luôn nhận thức rõ ý nghĩa to lớn, sâu xa của việc tự soi, tự sửa dù
ở cương vị nào tôi cũng phải nắm rõ, “tự soi, tự sửa” là việc làm cấp thiết
trong rèn luyện thường xuyên, hằng ngày, suốt đời tự soi, tự sửa “như chuyện
rửa mặt hằng ngày” để giữ vững đạo đức cách mạng cao nhất. Đồng thời bản thân
phải thật thà, dũng cảm, trung thực “tự soi”, phải quyết tâm, cầu thị, tự giác
trong “tự sửa”, phải được tiến hành một cách chủ động, ngăn chặn từ xa, đẩy lùi
từ sớm, ngay từ khi nó bắt đầu xuất hiện trong suy nghĩ, trong hành động của
mình và điều quan trọng là phải thực hiện thường xuyên.
Bản thân luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, không phô trương, xa
hoa, lãng phí, phát huy tiên phong gương mẫu của người đảng viên. Trong mối
quan hệ với đồng nghiệp, tôi luôn hòa nhã, vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi,
giúp đỡ lẫn nhau nhằm cùng nhau xây dựng tập thể đoàn kết, không trốn tránh,
đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng chí, đồng nghiệp, nghiêm túc
tự phê bình và phê bình, thường xuyên rút kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Bên
cạnh đó, tôi cũng luôn trau dồi học hỏi, tích cực tham gia các lớp tập huấn để
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu xã hội, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ được giao. Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược
điểm của bản thân, tôi luôn ý thức mình cần phải tiếp tục phấn đấu hoàn thành
tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được, luôn là người đảng viên gương mẫu
trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được
giao, phải luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường.
Trong công tác xây dựng Đảng, bản thân cũng luôn nâng cao tinh
thần cảnh giác, chống những luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với
điều kiện xã hội mới, áp dụng triệt để và linh hoạt các nguyên tắc của Người
tùy theo vị trí của mình như: Tập trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ
luật nghiêm minh tự giác, trong Công ty cũng sinh hoạt tại địa phương.
Nhằm tiếp tục nhận thức rõ ý nghĩa của việc “tự soi, tự sửa” hơn,
Lãnh đạo của Chi bộ yêu cầu mỗi đảng viên trong Chi bộ không ngừng tu dưỡng,
rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao tinh thần trách
nhiệm, gương mẫu thực hiện công tác tự phê bình và phê bình, “tự soi, tự
sửa", thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đảng đề ra, góp phần
xây dựng Chi bộ Kế hoạch - Kinh doanh ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Hình ảnh tham dự lớp đào tạo kiến
thức về Hương liệu thuốc lá.